MỘT SỐ VẤN ĐỀ DẠY – HỌC MỸ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯC

Lượt xem:


I.MỤC TIÊU CƠ BẢN:
– Hiểu rõ về Dạy học theo chủ đề và phát triển năng lực, vận dụng phương pháp dạy học và các quy trình MT mới
– Nắm được cấu trúc, đặc điểm và nội dung Dạy / Học Mĩ thuật theo chủ đề và định hướng phát triển năng lực cho học sinh THCS
– Có kĩ năng XD KHDH theo chủ đề. Phát triển các kĩ năng tổ chức HĐ dạy học phù hợp với thực tế
II. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI:
1.Hoạt động học tập chủ yếu bằng HĐ cá nhân và nhóm:
Trải nghiệm HĐ thực hành tư duy, quan sát và tạo hình, diễn thuyết, từ các các yêu cầu ở mỗi chủ đề dạy học sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực cho đối tượng là Học sinh.
Trong hoạt động nhận thức, tích cực trong quá trình trải nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Tính tích cực: là tích cực, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV.
Tính chủ động: là thể hiện ở chỗ HS tự giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của GV, HS hứng thú, hào hứng hơn trong quá trình học tập, HS chủ động trao đổi với nhau và với GV nhiều hơn.
Tính sáng tạo: là tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới (sản phẩm làm ra và kiến thức, phương pháp, công cụ …) có giá trị, ý nghĩa cho bản thân từng học sinh và xã hội.
Tính trải nghiệm: là hoạt động tự trưng bày sản phẩm, biết nhận xét, nêu cảm nhận, chia sẻ về hình thức, phương pháp và HĐ vừa trải nghiệm.
Trong học tập, yêu cầu sáng tạo đối với HS là tạo ra cái mới đối với bản thân thông qua quá trình học tập trải nghiệm thực hành để rồi đúc rút thành kiến thức và kỷ năng cho bản thân cá nhân mỗi học sinh trong quá trình học tập.
Đối với người giáo viên trong hoạt động Dạy học cần tích cực coi trọng việc rèn kỹ
năng tự học cho học sinh
– Dạy cách tự học, tự làm, tự làm một cách sáng tạo.
– Coi trọng việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng kỹ năng ( kỹ năng thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin…).
– Truyền thụ các phương pháp đặc thù của bộ môn như: PP thực nghiệm, PP thí nghiệm…
2. Nghiên cứu Chủ đề của sách Học MT theo định hướng phát triển năng lực, so sánh với SGK MT hiện hành:
a.Tên bài/ chủ đề, số tiết
b. Mục tiêu kiến thức ,kĩ năng và phương pháp mĩ thuật theo chủ đề
c. Năng lực cần hình thành, phát triển của HS.
d. Cách đánh giá.
e. Những điểm nổi bật của sách học MT mới theo định hướng phát triển năng lực của HS.
3. So sánh Nội dung, Phương pháp Dạy- Học Mĩ thuật
*.Nội dung chương trình hiện hành và PP dạy học truyền thống.
a. Theo bài học/ 1 tiết học / 35 tiết (18 tiết)
b. Kiến thức và kĩ năng mĩ thuật từng bài theo phân môn độc lập.
c. Mục tiêu HS cần đạt: dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo từng bài học đôc lập.
d. Phương pháp dạy học: GV là trung tâm, hướng dẫn HS từ lý thuyết đến thực hành.
e. GV đánh giá trên kết quả học tập và sản phẩm của HS.
* .Nội dung chương trình hiện hành và PP dạy học mĩ thuật mới.
a. Theo Chủ đề/ 2- 4 tiết học /35 tiết (18 t)
b. KT- KN Mĩ thuật theo các chủ đề dựa trên sự liên kết các phân môn MT.
c. Mục tiêu HS cần đạt dựa trên chuẩn KT- KN theo chủ đề, có sự tích hợp với kiến thức- kĩ năng của các môn học có liên quan. Các năng lực cốt lõi được phát triển: Sáng tạo, biểu đạt bằng ngôn ngữ tạo hình, ngôn ngữ diễn đạt, giao tiếp, đánh giá.
d. Phương pháp dạy học: dựa trên sự trải nghiệm, sự khám phá kiến thức, kĩ năng sáng tạo linh hoạt của HS trong các quy trình MT dưới sự hướng dẫn của GV
e. HS tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình hoạt động học tập và sản phẩm, dựa trên năng lực theo hướng dẫn của GV..
4. Cách thức Dạy – Học Mĩ thuật
a. Học trong Mĩ thuật (Học kiến thức cơ bản của Mĩ thuật)
– HS được học các kiến thức về ngôn ngữ mĩ thuật như đường nét, màu sắc, bố cục,… Chẳng hạn, thông qua chủ đề Âm nhạc và Sắc màu (lớp 4,5), học sinh học về sự phối hợp của Âm nhạc với đường nét, màu sắc, củng cố các kiến thức về màu sắc đã học ở lớp 1,2, sự vận dụng trong học tập và thực tế, …
b. Học bằng Mĩ thuật (học kiến thức MT theo phương pháp, hình thức tiếp cận khác)
– Đưa HS vào trong môi trường mĩ thuật, môi trường tự nhiên, xã hội để HS tự mình trải nghiệm và phát triển các kiến thức, kĩ năng mĩ thuật được học trên lớp như học qua triển lãm, bảo tàng, di tích LS, VH, cảm nhận và liên kết với tác phẩm MT bằng những trải nghiệm thực tế, sáng tạo mới,…
c. Học với Mĩ thuật
– HS được tham gia tích cực vào môn học. Sử dụng Mĩ thuật như một công cụ để học các môn học, kiến thức khác như Tiếng Việt, Ngoại ngữ,Tự nhiên, Xã hội, Toán, Âm nhạc, GD đạo đức,…
d. Học thông qua Mĩ thuật (học những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống)
– Các bài học Mĩ thuật tạo cơ hội cho HS học được nhiều kiến thức của cuộc sống, thông qua các hoạt động làm mặt nạ hoá trang, chủ đề lễ hội quê em,… học sinh có những hiểu biết về các lễ hội, văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa nghệ thuật TG,…
5. Những điểm nổi bật của PP dạy học Mĩ thuật mới:
Các hoạt động được liên kết, tiếp nối với nhau: Kết quả của HĐ trước là tiền đề khởi đầu cho HĐ sau.
– Các năng lực cốt lõi được hình thành và phát triển ở HS sau khi học mỗi chủ đề là:
* Sáng tạo mĩ thuật qua đó biểu đạt bản thân (suy nghĩ, tình cảm, mong muốn…)
* Hiểu, cảm nhận và trân trọng sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật.
* Giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận thông tin thông qua sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật.
– HS có khả năng Vận dụng – Sáng tạo sau mỗi chủ đề.
6. Lưu ý đối với giáo viên:
– Nắm vững các nội dung yêu cầu và phương pháp tổ chức để vận dụng linh hoạt trong các chủ đề, phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng HS
– Dựa vào điều kiện thực tế ở mỗi địa phương, GV linh hoạt lựa chọn các vật liệu và quy trình, phương pháp dạy học mĩ thuật phù hợp.
– Động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời để giúp HS phát triển năng lực cá nhân.
– Cuối mỗi chủ đề, GV cần tổ chức cho HS trưng bày, giới thiệu, thuyết trình về sản phẩm theo hình thức phù hợp với khả năng, ý tưởng của HS;
– Đánh giá kết quả học tập của HS theo năng lưc, trong cả quá trình hoạt động và qua sản phẩm.
– Phối hợp với các lực lượng khác để tổ chức các hoạt động dạy học MT hiệu quả (Ban giám hiệu, GV chủ nhiệm, cha mẹ học sinh,…)
7. Kiến nghị đối với cán bộ quản lí:
– Tạo điều kiện cho GV được chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng thời khoá biểu, nội dung, phương pháp dạy học hợp lí, thay đổi không gian dạy học phù hợp với chủ đề; có biện pháp hỗ trợ các vật liệu cần thiết để phục vụ môn học trong điều kiện có thể ở một số chủ đề (mẫu vẽ, giấy khổ lớn, bảng vẽ, giá vẽ, lưu bài/sản phẩm của HS,…).
– Thay đổi cách đánh giá giáo viên: cần dựa trên năng lực, hiệu quả dạy học, sự sáng tạo linh hoạt trong dạy học, sự tiến bộ của HS theo năng lực. Không nặng về hình thức đánh giá hồ sơ, sổ sách, thời gian thực hiện các HĐ trên lớp của GV.